Doanh nhân họ Uông chia sẻ thêm về mối quan hệ với gia đình vợ cũ. Anh và mẹ Từ Hy Viên không có mâu thuẫn, bà Hoàng cũng cư xử bình thường với gia đình Uông Tiểu Phi. "Bà ấy và bố tôi đã không gặp nhau trong 4 năm. Chúng tôi vẫn như những người trong gia đình khi gặp lại", anh chia sẻ.
Ngoài ra, Uông Tiểu Phi cũng tiết lộ DJ Koo (chồng hiện tại của Từ Hy Viên) hiện không sống ở Đài Loan. Anh nhấn mạnh tình cảm dành cho Từ Hy Viên là "yêu", không quan tâm vợ cũ đã có chồng mới.
Theo Sohu, thông tin Uông Tiểu Phi muốn tái hôn với Từ Hy Viên nhanh chóng trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội và nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Một số ủng hộ việc Uông Tiểu Phi tái hợp với vợ cũ, cho rằng với nhan sắc và tài năng của Từ Hy Viên, Uông Tiểu Phi vương vấn tình cũ là điều dễ hiểu. Một số khác nghi ngờ, cho rằng đây là chiêu trò để gây chú ý của mẹ con Uông Tiểu Phi. Tháng 8/2023, Uông Tiểu Phi và mẹ anh bị phía Từ Hy Viên kiện vì đã xúc phạm, nói sai sự thật về cô trong các buổi livestream trên mạng xã hội.
Từ Hy Viên khẳng định cô và Dj Koo vẫn rất hạnh phúc.
Theo QQ media, Từ Hy Viên tiết lộ sau ly hôn, doanh nhân họ Uông từng nhiều lần ngỏ ý muốn hàn gắn nhưng cô không đồng ý. Người đại diện cũng khẳng định hôn nhân của Từ Hy Viên và DJ Koo hòa thuận, không rạn nứt như đồn đoán.
Thảo Nguyên
Như vậy, sắp tới khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, một chương trình sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa.
Mừng hay lo?
Thông qua dư luận, thấy nhiều người mừng, nhưng cũng không ít người lo.
Một vài trải nghiệm
Từng là học sinh ở Sài Gòn trước 1975, tôi nhớ thời đi học, không rõ thầy cô sử dụng sách của ai. Chịu thua! Có bao giờ thầy cô đưa sách ra đâu mà biết. Tôi mê môn toán, mê và chọn sách Trường Thi, Nguyễn Văn Phú. Chẳng quan tâm thầy sử dụng sách nào. Và hình như thầy cũng không phụ thuộc sách nào cả. Mà lạ, thầy là thần tượng, là sách sống của học trò.
Lên lớp, sách giữ lại cho em, em tiếp tục giữ lại cho cháu...
Từng là giáo viên trực tiếp đứng lớp cuối thập kỉ 70. Nhiệt tình, hăng say, khát khao cống hiến, khát khao thể hiện, từng dạy thoát khỏi ràng buộc khuôn khổ sách giáo khoa. Bị phê bình, cảnh cáo "sách là pháp lệnh". Từ đó, bó tay sáng tạo, không dám liếc mắt dòm tài liệu ngoài khác. Có tài liệu hay cũng chỉ dám ngó lơ.
Từng là hiệu trưởng trường trung học phổ thông thời kinh tế thị trường, hằng năm luôn được tiếp thị giao dịch mua sách kèm theo hứa hẹn % hoa hồng. Hiệu trưởng đứng trước cánh cửa biến chất!
Mừng
Sẽ phát huy được sức mạnh trí tuệ xã hội, của các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà giáo tâm huyết đầu tư cho sách giáo khoa.
Sẽ có những bộ sách giáo khoa chất lượng được sàng lọc trên thị trường giáo dục thông qua khách hàng người học, thầy cô giáo và các cơ sở giáo dục.
Cơ hội cho người học rộng đường chọn tác giả, chọn nhà xuất bản uy tín, phù hợp thị hiếu, sở thích, điều kiện kinh tế.
Sách sẽ được lưu giữ mà không cần chỉ thị của Bộ. Ai điên gì mua sách chỉ dùng một năm. Lên lớp, sách sẽ được biếu, tặng lại cho lớp kế tiếp. Thật tiết kiệm, thật nhân văn.
Lo
Vì sợ cạnh tranh không lành mạnh của các nhà xuất bản, của các công ty phát hành sách giáo khoa, sợ hiệu trưởng, trưởng phòng, giám đốc sở "hễ thấy hơi đồng thì mê", móc ngoặc, đi đêm nhổm nhoàm % chiết khấu.
Nhưng, có đáng lo không?
Không.
Chỉ cần Bộ biên soạn bộ chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát hành rộng khắp đến giáo viên, đến tận phụ huynh, học sinh. Cần xem xét việc để cơ sở giáo dục chọn lựa sách giáo khoa - vì đây chính là khe hở để các nhà xuất bản cạnh tranh không lành mạnh, là cơ hội để họ đi đêm với những kẻ có chức quyền sẵn máu "mê hơi đồng".
Các trường quản lí chất lượng bằng bộ chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu, yêu cầu cần đạt từng phần, từng chương, từng học kì, từng năm học, cấp học của Bộ. Lúc đó người học chọn sách học tuỳ thích. Còn giáo viên vốn đã "binh giáp tàng hung trung" sẽ rộng đường, sẵn sàng cùng học trò sải cánh!
Nhà giáo Trương Như Đệ
Sau khi giới thiệu chương trình giáo dục phổ thông mới, tòa soạn nhận được ý kiến của một thầy giáo bày tỏ băn khoăn.
" alt=""/>Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa: Mừng hay lo?Sau đó, trẻ được chuyển tuyến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, nghi dại thể điển hình và tử vong ngày 20/2.
Theo người nhà bệnh nhân, khoảng đầu năm 2023, trẻ bồng bế, chơi với chó con. Một thời gian sau, con chó bị ốm chết.
Một trường hợp khác là ông B.P (sinh năm 1960, trú xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu). Hơn 2 tháng trước, ông P. vào trang trại của gia đình trong rừng thì bị một con chó lạ cắn vào đầu ngón tay trỏ bàn tay phải, chảy máu nhiều.
Sau đó bệnh nhân về nhà tự rửa vết cắn bằng xà phòng, nặn máu ra, sát khuẩn bằng cồn, không đến trạm y tế xã, không đến bệnh viện sơ cứu và không đi tiêm vắc xin phòng dại. Con chó sau đó bị ông P. đập chết và đem về nhà mổ ăn thịt.
Ba ngày sau, ông P. đến nhà một người phụ nữ ở huyện Diễn Châu để thử bệnh dại bằng phương pháp dân gian và được thông báo không mắc bệnh dại.
Ngày 28/3, ông P. có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng nhưng vẫn ở nhà. Chiều 30/3, bệnh nhân được người thân đưa đến nhà y sĩ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu khám và được tư vấn đi bệnh viện để điều trị.
Đến 2h ngày 31/3, ông P. có dấu hiệu tức ngực, khó thở được đưa đến bệnh viện. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng, theo dõi bệnh dại, tư vấn chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An trong trình trạng sợ nước, sợ gió. Đến ngày 1/4, bệnh nhân tử vong.
Yếu tố dịch tễ phức tạp
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết, hầu hết các ca tử vong do dại trên địa bàn từ đầu năm đến nay đều có yếu tố dịch tễ rất phức tạp và khó điều tra.
Các ca khi xuất hiện triệu chứng được gia đình đưa đến các cơ sở y tế huyện và tỉnh. Tuy nhiên, người nhà và bệnh nhân cung cấp các thông tin chưa đầy đủ.
Một số bệnh nhân chơi với chó nhưng không xác định được con vật có nguồn bệnh và virus dại. Một số người biết mình bị chó cắn nhưng vì nhiều lý do khác nhau và tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức về phòng chống bệnh dại nên không đi khám, tiêm huyết thanh, vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng, lên cơn dại thì đã quá muộn.
Trong khi đó, một số người dân tin tưởng các thầy lang có thể phát hiện và chữa khỏi bệnh dại.
Sau khi tiếp nhận thông tin các ca bệnh từ trung tâm y tế, bệnh viện, CDC Nghệ An đã cử cán bộ phối hợp điều tra, xác minh các trường hợp và triển khai biện pháp phòng chống bệnh dại. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh dại, tiêm vắc xin.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Nghệ An đã triển khai tiêm phòng huyết thanh kháng dại cho hơn 380 người; vắc xin phòng bệnh dại cho 3.342 người. 21 huyện, thành thị trên địa bàn đều có điểm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đối tượng bị chó, mèo nghi dại cắn.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Văn Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây viêm não tủy cấp tính do virus, lây truyền từ động vật mắc bệnh sang người chủ yếu qua vết cắn, vết liếm ở da bị tổn thương. Bệnh dại khi đã lên cơn thì tỷ lệ tử vong gần 100%. Cho tới nay, căn bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bác sĩ Cương khuyến cáo, người bị chó, mèo cắn, cào cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng phải xối rửa bằng nước sạch. Đồng thời, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.